Điểm Mạnh Điểm Yếu Của Bản Thân Là Gì?

Những câu hỏi và những câu trả lời mà ketoandayroi khuyên để bạn vượt qua vòng phỏng vấn và hạ gục Nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.

Điều đầu tiên mà ketoandayroi khuyên Bạn cần lưu ý khi đi phỏng vấn là: đi hợp tác chứ không phải là đi xin việc, như vậy tâm lý của bạn sẽ tự tin hay nói cách khác là nkhông bị nằm “kèo dưới”. Vì bạn bỏ công sức, trí óc, nhà tuyển dụng bỏ tiền, như vậy là thuận mua vừa bán thì “gã thôi”.

Cũng gần giống như một cuộc giao dịch làm ăn vậy thôi, tất cả mọi đánh giá chỉ dựa vào lời nói, hay nói túm lại là giao tiếp, OK. Bạn nói làm sao để làm hài lòng Nhà tuyển dụng (NTD), nói chi cho sâu xa, là hài lòng người đang tiếp bạn ấy. Bạn nhớ câu nói của người xưa “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho lòi tiền ra”, ketoandayroi nói vui với các bạn, nói sao cho họ vừa lòng là OK.

Những câu trả lời này, giúp các bạn vững tin hơn, trả lời lưu loát. ketoandayroi khuyên bạn một số điểm các bạn cần lưu ý đó là, bạn phải tập trước ở nhà, không giống như học bài thuộc lòng rồi trả bài nha, mà là giống như đang tập thoại để đóng phim vậy, tức là các bạn phải “diễn xuất”, diễn cho nhập vai vào. 

Đơn giản là bạn đứng trước gương hay là bạn nhờ anh, em hay người thân của bạn đóng vay NTD hỏi và bạn trả lời xem có đạt hay chưa.

ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI “ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CỦA BẠN LÀ GÌ?”

Như vậy, chúng ta nói về Điểm Yếu trước. Các bạn lưu ý một điều rất quan trọng: Điểm yếu chính là Điểm mạnh.

Đối với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo cách: Trước hết, nêu điểm yếu đó là gì. Tiếp đó, bạn có thể nêu thêm một bối cảnh hoặc câu chuyện liên quan. Điều này có thể cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn trong việc tự nhận thức về điểm yếu cũng như hướng phát triển và cải thiện điểm yếu đó. Điều quan trọng là trong câu trả lời của bạn luôn phải có ý tích cực.

I. Điểm yếu của bản thân

 

Cách thứ 1:

Tôi thường có xu hướng chỉ trích bản thân một cách gay gắt. Bất cứ khi nào tôi hoàn thành một dự án nào đó, dù nhận được những nhận xét tích cực, tôi luôn cảm thấy mình có thể làm tốt hơn nữa. Điều này thường làm tôi bị quá tải và luôn cảm thấy không hài lòng.

Trong một vài năm vừa rồi, tôi bắt đầu tự nhìn nhận thành quả mà bản thân đã đạt được. Tôi cảm thấy tự tin hơn, đồng thời trân trọng sự cố gắng của tập thể cũng như sự hỗ trợ của những người xung quanh.

Cách thứ 2:

Tôi thường hay cảm thấy ngại ngùng. Điều này khiến tôi gặp khó khăn khi nói chuyện trước đám đông hoặc nêu ý kiến của bản thân. Trước đây, khi ở vị trí lãnh đạo một nhóm ở doanh nghiệp cũ, tôi đã khiến nhóm của mình bị chậm tiến độ và không đạt được mục tiêu. Tôi đã không tự tin đưa ra ý kiến của mình.

Tôi đã quyết định tham gia một lớp học nâng cao kỹ năng giao tiếp và tự tin trước đám đông. Lớp học rất vui, tôi có cơ hội được thực hành trong các buổi thảo luận. Bây giờ, trong các cuộc trò chuyện, tôi sẽ bắt chuyện với những người ít nói hơn. Tôi đã từng như vậy. Tôi có thể hiểu được cảm giác của họ

Cách thứ 3: 

Tôi thường có thói quen trì hoãn mọi việc tới phút cuối. Tôi biết đó là một thói quen xấu vì nó luôn khiến tôi bị căng thẳng vì deadline. Khi tôi làm ở công ty cũ, thói quen này của tôi đã khiến cả nhóm bị căng thẳng và phải chạy nước rút để kịp giao sản phẩm cho khách hàng.

Từ đó, tôi bắt đầu thay đổi thói quen bằng cách lên lịch trình làm việc khoa học và cụ thể. Lúc mới đầu, mọi việc rất khó khăn. Tuy nhiên, hiện tại, tôi đã có thể từ bỏ thói quen xấu này.

II. Điểm mạnh của bản thân

Giống như nói về điểm yếu. Bạn có thể nói theo hai hướng: đặc điểm nhân cách hoặc kỹ năng/ thói quen. Hãy thêm vào bối cảnh hoặc câu chuyện liên quan. Điều này sẽ giúp câu trả lời của bạn trở nên khác biệt.

Cách trả lời thứ 1:

Tôi có khả năng lãnh đạo.

Tôi đã có kinh nghiệm mười năm làm việc trong lĩnh vực kinh doanh.

Tôi luôn làm việc vượt KPIs và được thăng chức 2 lần ở vị trí công việc cũ.

Tôi tin rằng những thành công này có được trên cơ sở việc lãnh đạo một cách hiệu quả các nhóm gồm những cá nhân có kiến thức và kỹ năng đa dạng.

Tôi thường xuyên sử dụng và rèn luyện khả năng lãnh đạo bằng cách theo dõi, đánh giá hiệu suất làm việc của các cá nhân trong nhóm, trao đổi thẳng thắn để phát huy hoặc rút kinh nghiệm. Tôi muốn tiếp tục phát triển kỹ năng này ở những vị trí làm việc tiếp theo.

Cách trả lời thứ 2:

Tôi có khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Tôi từng lãnh đạo một nhóm bao gồm nhiều thành viên với kỹ năng đa dạng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Tôi đã chỉ dẫn, truyền cảm hứng và gắn kết các thành viên để cùng làm việc hướng tới mục tiêu chung. Trong ba năm làm trưởng nhóm, hiệu suất làm việc của nhóm đã tăng lên 20%.

Cách trả lời thứ 3:

Tôi luôn muốn thử nghiệm những kỹ thuật mới. Khi có một phần mềm mới được đưa vào sử dụng trong công việc, tôi luôn là một trong những người tiếp xúc đầu tiên.

Tôi muốn tìm hiểu và khám phá từng khía canh, từng chức năng. Ở công ty cũ, khi có một phần mềm kế toán mới được sử dụng, tôi đã tìm ra một lỗi quan trọng và yêu cầu nhà phát triển sửa lại. Điều này đã giúp công ty tránh việc sai lệch trong nhiều tài liệu tài chính. Tôi tin rằng vị trí công việc này có thể cho tôi cơ hội được áp dụng điểm mạnh của mình.

Tin liên quan
EnglishVietnamese