Hãy Mô Tả 1 Chút Về Cách Làm Việc Của Bạn

Những câu hỏi và những câu trả lời mà ketoandayroi khuyên để bạn vượt qua vòng phỏng vấn và hạ gục Nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.

Điều đầu tiên mà ketoandayroi khuyên Bạn cần lưu ý khi đi phỏng vấn là: đi hợp tác chứ không phải là đi xin việc, như vậy tâm lý của bạn sẽ tự tin hay nói cách khác là nkhông bị nằm “kèo dưới”. Vì bạn bỏ công sức, trí óc, nhà tuyển dụng bỏ tiền, như vậy là thuận mua vừa bán thì “gã thôi”.

Cũng gần giống như một cuộc giao dịch làm ăn vậy thôi, tất cả mọi đánh giá chỉ dựa vào lời nói, hay nói túm lại là giao tiếp, OK. Bạn nói làm sao để làm hài lòng Nhà tuyển dụng (NTD), nói chi cho sâu xa, là hài lòng người đang tiếp bạn ấy. Bạn nhớ câu nói của người xưa “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho lòi tiền ra”, ketoandayroi nói vui với các bạn, nói sao cho họ vừa lòng là OK.

Những câu trả lời này, giúp các bạn vững tin hơn, trả lời lưu loát. ketoandayroi khuyên bạn một số điểm các bạn cần lưu ý đó là, bạn phải tập trước ở nhà, không giống như học bài thuộc lòng rồi trả bài nha, mà là giống như đang tập thoại để đóng phim vậy, tức là các bạn phải “diễn xuất”, diễn cho nhập vai vào. 

Đơn giản là bạn đứng trước gương hay là bạn nhờ anh, em hay người thân của bạn đóng vay NTD hỏi và bạn trả lời xem có đạt hay chưa.

I. ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI “HÃY MÔ TẢ 1 CHÚT VỀ CÁCH LÀM VIỆC CỦA BẠN?”

Hãy cho thấy bạn là người có cách làm việc khoa học, hiệu quả khi được hỏi câu này, nhà tuyển dụng muốn biết về cách bạn tổ chức và quản lý công việc, nhân sự như thế nào.

Phong cách làm việc của bạn rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì nó sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những kỹ năng và phẩm chất của bạn.

Câu trả lời khôn ngoan

Cách trả lời 1:

Tôi thích các công việc của mình được theo sát, qua các bản báo cáo, tôi thích làm việc theo kế hoạch vì nó giúp đạt hiệu quả cao hơn.

Cách trả lời 2:

Tôi luôn tập trung tối đa khi làm việc, đây là cách giúp tôi hoàn thành tốt các mục tiêu đạt ra.

Cách trả lời 3:

Tôi thích ghi chép lại những gì mình học được, những kiến thức bổ ích, nó giúp tôi khá nhiều trong công việc.

Cách trả lời 4:

Tôi thích giải quyết vấn đề, xử lý sự cố và đưa ra các giải pháp một cách kịp thời. Tôi phát triển mạnh trong kĩ năng tạo nhóm làm vệc, và tôi nghĩ rằng khả năng giao tiếp hiệu quả với người khác là điều thúc đẩy năng lực của tôi để giải quyết nhiều vấn đề.

II. ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI “TẠI SAO CHÚNG TÔI NÊN TUYỂN BẠN?”

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn tốt nhất bởi vì nó yêu cầu bạn xác định những điều nằm ngoài sự cạnh tranh khốc liệt của các ứng viên khác trong quá trình phỏng vấn.

Do đó hãy tập trung vào những điều mà công ty đó quan tâm ví như lợi ích mà bạn sẽ mang lại nếu họ để chọn chọn bạn?

Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn là để công ty đó chọn bạn cho công việc này, cho nên thay vì quan tâm đến lợi ích cá nhân, hãy thể hiện nhiều hơn những kiến thức, kinh nghiệm và giá trị mà bạn sẽ mang đến.

Câu trả lời khôn ngoan

Cách trả lời 1:

Một công ty phát triển nhanh và vững chắc như Công ty ABC là nơi tôi mong muốn được làm việc và cống hiến. Một công ty đã vượt xa kỳ vọng về doanh thu trong năm quý liên tiếp sẽ mang lại nhiều thách thức và cơ hội mà tôi đang tìm kiếm.

Cách trả lời 2:

Bởi vì tôi thực sự tin rằng mình là ứng cử viên phù hợp nhất cho vị trí quý công ty đang tuyển dụng, bởi ngoài khả năng đáp ứng công việc như những ứng viên khác, tôi còn có điểm mạnh, đó là thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, trách nhiệm và đạo đức trong công việc.

III. ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI “NẾU CÔNG VIỆC THƯỜNG XUYÊN ĐI CÔNG TÁC THÌ BẠN ĐÁP ỨNG ĐƯỢC KHÔNG?”

Các câu hỏi phỏng vấn dạng này nhà tuyển dụng muốn biết thái độ và trách nhiệm của bạn so với gia đình là như thế nào, mức độ ưu tiên của bạn so với công việc, bạn nên biết là việc đi công tác là yêu cầu của công việc, giúp công ty hoàn thành các mục tiêu đặt ra, do đó khi được cử đi công tác các nhân viên phải thực hiện, trừ các trường hợp lý do có quan trọng nào đó bạn có thể xin miễn đi công tác, được chọn đi công tác cho thấy bạn đang có vai trò quan trọng, được công ty tín nhiệm.

Câu trả lời khôn ngoan

Cách trả lời 1:

Bạn sẵn sàng cho việc đi công tác, hoàn thành các mục tiêu đặt ra của công ty, tuy nhiên bạn cũng nên đặt ra câu hỏi về mật độ đi công tác của công ty, thời gian đi công tác như thế nào, để cân bằng với cuộc sống gia đình riêng.

Cách trả lời 2:

Tôi thấy việc đi công tác là một phần rất quan trọng của công việc này, và tôi đã cân nhắc rất kỹ trước khi đến phỏng vấn. Do còn trẻ và không vướng bận nhiều về gia đình, tôi có thể làm việc ở bất cứ đâu theo yêu cầu luân chuyển của công ty.

IV. ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI “SỞ THÍCH CỦA BẠN LÀ GÌ, NHỮNG LÚC RẢNH THÌ BẠN LÀM GÌ?”

Câu trả lời khôn ngoan

Cách trả lời 1: Đam mê thể thao

Kỹ năng làm việc nhóm luôn là một yêu cầu bắt buộc trong phần lớn các công việc. Tham gia vào những môn thể thao tập thể như bóng đá, bóng rổ… trở thành thông tin hữu ích giúp nhà tuyển dụng liên tưởng đến tinh thần tập thể của ứng viên. Sự năng động, tích cực, tinh thần hợp tác, … được thể hiện thông qua môn thể thao mà bạn yêu thích. Bên cạnh đó, việc tham gia thể dục thể thao sẽ là ví dụ rõ ràng về một ứng viên có sức khỏe tốt, nhiều năng lượng để làm việc.

Cách trả lời 2: Âm nhạc

Có khả năng cảm nhận tốt, tính cách phụ thuộc vào loại nhạc.

Cách trả lời 3: Đọc sách

Ham học hỏi, thích thú với những điều mới lạ.

Cách trả lời 4: Thích viết lách

Nếu bạn đang tìm kiếm công việc trong lĩnh vực truyền thông hoặc marketing, hãy thể hiện các kỹ năng viết blog của mình cho nhà tuyển dụng thấy: Hãy đảm bảo rằng blog của bạn vẫn được update liên tục, các lời dẫn được viết thật ấn tượng và không có lỗi nhỏ nào về ngữ pháp hoặc từ vựng, và các chủ đề phải thể hiện hình ảnh tích cực của chính bạn.

Người thích viết lách rất tình cảm, lãng mạn, sâu sắc, ngôn ngữ phong phú… đây cũng là điểm thu hút trong mắt nhà tuyển dụng.

Cách trả lời 5: Sở thích làm việc tình nguyện

Nếu bạn đã từng tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng, gây quỹ hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn thì hãy mạnh dạn chia sẻ thông tin này với nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được sự cảm thông, sẻ chia của bạn đối với mọi người. Câu chuyện về những lần tham gia tình nguyện sẽ là điểm cộng dành cho ứng viên ở các ngành nghề trong lĩnh vực hoạt động xã hội, chăm sóc khách hàng…
Người thích làm việc tình nguyện, từ thiện không màng lợi ích cá nhân. Hơn nữa, những người đam mê các chương trình thiện nguyện thường có khả năng giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo. Thử hỏi có nhà tuyển dụng nào không chào mừng một nhân viên như vậy.

Tin liên quan
EnglishVietnamese