Tại Sao Bạn Lại Nghỉ Việc Ở Công Ty Cũ

Những câu hỏi và những câu trả lời mà ketoandayroi khuyên để bạn vượt qua vòng phỏng vấn và hạ gục Nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.

Điều đầu tiên mà ketoandayroi khuyên Bạn cần lưu ý khi đi phỏng vấn là: đi hợp tác chứ không phải là đi xin việc, như vậy tâm lý của bạn sẽ tự tin hay nói cách khác là nkhông bị nằm “kèo dưới”. Vì bạn bỏ công sức, trí óc, nhà tuyển dụng bỏ tiền, như vậy là thuận mua vừa bán thì “gã thôi”.

Cũng gần giống như một cuộc giao dịch làm ăn vậy thôi, tất cả mọi đánh giá chỉ dựa vào lời nói, hay nói túm lại là giao tiếp, OK. Bạn nói làm sao để làm hài lòng Nhà tuyển dụng (NTD), nói chi cho sâu xa, là hài lòng người đang tiếp bạn ấy. Bạn nhớ câu nói của người xưa “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho lòi tiền ra”, ketoandayroi nói vui với các bạn, nói sao cho họ vừa lòng là OK.

Những câu trả lời này, giúp các bạn vững tin hơn, trả lời lưu loát. ketoandayroi khuyên bạn một số điểm các bạn cần lưu ý đó là, bạn phải tập trước ở nhà, không giống như học bài thuộc lòng rồi trả bài nha, mà là giống như đang tập thoại để đóng phim vậy, tức là các bạn phải “diễn xuất”, diễn cho nhập vai vào. 

Đơn giản là bạn đứng trước gương hay là bạn nhờ anh, em hay người thân của bạn đóng vay NTD hỏi và bạn trả lời xem có đạt hay chưa.

I. ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI “BẠN HÃY GIỚI THIỆU SƠ VỀ BẢN THÂN CHO CHÚNG TÔI?”

 

Cầm bộ CV của con người ta mà còn hỏi: chỉ có 2 khả năng

Trường hợp 1: Là chưa xem qua CV của bạn;

Trường hợp 2: Là test xem bạn có nói chuyện lưu loát hoặc những thông tin của bạn trong CV có xác thực hay không hoặc họ muốn biết thái độ của bạn có chân thành hay không.

Cách trả lời khôn ngoan

Bước 1: : Bạn có thể giới thiệu ngắn gọn vê bản thân

Tôi tên là Donald Trump. Tôi tốt nghiệp cử nhân Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Sau 3 năm làm Trưởng phòng Kế toán, tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tôi Setup và quản lý phòng Kế toán một cách rất khoa học và hiệu quả, nhờ tôi biết vận dụng Mô tả công việc, để từ đó thiết lập được Mục tiêu công việc cho từng vị trí trong phòng Kế toán.

Bước 2: Chia sẻ kinh nghiệm bạn có được ở công việc gần đây nhất

Tôi đã từng làm ở Công ty ABC. Với kinh nghiệm tích lũy được từ nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về Tài chính Kế toán. Sau 3 tháng triển khai về việc thiết lập báo cáo định kỳ, thì số liệu của Phòng được phản ảnh, cung cấp kịp thời, chính xác cho những bộ phận có liên quan, cũng như cho Ban giám đốc Công ty nắm được tình hình “thực hư” về tình trạng sức khỏe của Công ty mình.

Bước 2: Trình bày những tố chất có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty

Do đó việc bạn cần làm, đó là bộc lộ cho họ thấy những tố chất bạn có là điều mà công ty đang mong đợi ở bạn.

II. ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI “TẠI SAO BẠN NGHỈ LÀM CÔNG TY CŨ?”

Mục đích của nhà tuyển dụng (NTD) không phải muốn nghe bạn hạch sách sếp, đồng nghiệp và công ty cũ. Trái lại, điều này còn khiến bạn rớt ngay lập tức vì bạn đã khiến NTD lung lay niềm tin: “Liệu sau này bạn nghỉ, công ty chúng ta sẽ trở thành “mục tiêu” tiếp theo trong danh sách kể tội công sở?”

Dù “vết sẹo” với công ty cũ của bạn có hằn sâu đến đâu, cũng hãy trả lời một cách thật khéo léo, tinh tế. Một câu trả lời khác nghe “hợp lòng, hợp dạ” hơn chính là:

Điều tối kỵ nhất khi trả lời câu hỏi này là “Than phiền, nói xấu về công ty cũ của bạn”

Quan trọng là phải giữ được thái độ tích cực trong câu trả lời của bạn, đừng để NTD có ấn tượng rằng bạn có những trải nghiệm tồi tệ với công việc trước vì điều này khiến bạn có vẻ là người tiêu cực.

Thay vào đó, nhấn mạnh rằng bạn nghỉ việc vì hướng tới tương lai và cần phải thay đổi vì mục tiêu của mình.

Cách trả lời khôn ngoan

Câu trả lời 1:

Tôi cảm thấy hơi nhàm chán với công việc cũ và muốn thử sức với những thách thức mới. Tôi không muốn để tinh thần không nhiệt huyết làm ảnh hưởng đến công ty cũ.

Câu trả lời 2:

Ở công ty cũ không có đủ cơ hội để cho tôi thăng tiến. Tôi đã sẵn sàng để đối mặt với những thử thách mới ở một môi trường mới.

Câu trả lời 3:

Công ty cũ của tôi thực hiện cơ cấu lại. Và không may bộ phận của tôi là bộ phận bị công ty cắt bỏ.

Câu trả lời 4:

Tôi muốn thay đổi định hướng công việc, nhưng không muốn thực hiện ở công ty cũ và tôi thấy công ty của anh/chị phù hợp với tôi.

Câu trả lời 5:

Chỗ cũ của tôi cách quá xa nhà hằng ngày tôi phải mất nhiều giờ để di chuyển. Tôi muốn tìm kiếm một việc làm gần nhà hơn.

Câu trả lời 6:

Tôi không có cơ hội để vận dụng được những kiến thức của tôi ở công ty cũ. Tôi muốn cống hiến nhiều hơn ở công việc mới.

Câu trả lời 7:

Đó là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng tôi cảm thấy tôi đã học được tất cả mọi thứ tôi có thể ở vị trí đó. Tôi không thấy mình không có bất cứ cơ hội thăng tiến nào trong công ty trước, tôi lại là người thích được thử thách, vì thế tôi nghĩ đã đến lúc tôi nên chuyển việc.

III. ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI “VÌ SAO BẠN MUỐN ỨNG TUYỂN VÀO CÔNG TY CHÚNG TÔI?”

Hơn 90% ứng viên đều bị “gạch tên” ngay khỏi danh sách vì những câu trả lời: “Vì em thích”, “Vì em có người quen giới thiệu” hoặc “Vì em đang cần một việc làm”. Những câu trả lời cảm tính cũng sẽ nhận được những kết quả không được tốt.

Nhà tuyển dụng (NTD) cần những người giúp họ cùng phát triển công việc kinh doanh dựa trên năng lực và mục tiêu. Vì thế, hãy đưa ra những câu trả lời giúp bạn và họ “tìm được điểm chung nhất”, dựa trên các khía cạnh về yếu tố tính cách con người, văn hoá công sở, phạm vi công việc, cơ hội phát triển,…

Cách trả lời khôn ngoan

Câu trả lời 1:

Tôi được biết rằng công ty có chính sách tốt về đào tạo và phát triển. Đây thực sự là cơ hội tốt cho tôi để phát triển sự nghiệp.

Câu trả lời 2:

Đây là một lĩnh vực mới tại Việt Nam. Tôi đã có kiến thức và kinh nghiệm về ngành này, và mong muốn được trở thành một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Vì vậy, tôi mong muốn có được cơ hội để phát nghề nghiệp tại đây.

Câu trả lời 3:

Tôi rất thán phục sản phẩm phần mềm của công ty và muốn nắm bắt cơ hội được làm việc với công ty tốt nhất trong ngành. Đồng thời, tôi có một người bạn trong ngành đã nói về sự tôn trọng của công ty với nhân viên và môi trường làm việc tuyệt vời khuyến khích sự cải tiến. Tôi nghĩ tác phong làm việc chủ động của tôi sẽ phù hợp để làm việc ở công ty – nhất là ở vị trí này.

IV. ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI ” TẠI SAO TRONG SUỐT THỜI GIAN DÀI VỪA QUA BẠN KHÔNG XIN ĐƯỢC VIỆC?”

Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tương đối thực tế

Câu trả lời thông minh

Thời gian đó tôi tham gia khóa học marketing nâng cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Tin liên quan
EnglishVietnamese