TẠI SAO PHẢI HỌC NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN???
1. Sự cần thiết của việc vận dụng mối quan hệ giữa các môn học nguyên lý kế toán với các môn chuyên ngành kế toán kiểm toán.
♠ Nguyên lý kế toán được coi là môn học cơ sở cho việc học tập các môn chuyên ngành kế toán, kiểm toán khi cung cấp những kiến thức nền tảng về kế toán, qua đó tạo cơ sở cho việc học tập và nghiên cứu các môn chuyên ngành.
♠ Sinh viên có khả năng học tập và nghiên cứu tốt hơn về kế toán, kiểm toán khi đã nắm đầy đủ kiến thức môn nguyên lý kế toán. Có thể nói, môn nguyên lý kế toán cũng là một trong những môn học cơ sở của khối ngành kinh tế. Nó cung cấp kiến thức nền tảng cần thiết về kế toán, các khái niệm và nguyên tắc kế toán trên phương diện là một môn khoa học và hiểu biết tổng quát về nghề kế toán.
♠ Nội dung cốt lõi của các môn chuyên ngành cũng chứa đựng phần lớn kiến thức phát triển từ các kiến thức của môn nguyên lý kế toán. Các môn chuyên ngành kế toán, kiểm toán với mục đích đi sâu hơn vào công việc kế toán, kiểm toán cụ thể do vậy cần vận dụng các kiến thức nền tảng, nguyên tắc và các khái niệm thông qua môn nguyên lý kế toán. Các môn chuyên ngành vì vậy cũng giúp cho sinh viên có cái nhìn sâu sắc và kĩ lưỡng hơn về nghề kế toán, kiểm toán trên cơ sở hiểu biết tổng quát về nền tảng, lý thuyết mà sinh viên đã tích lũy được từ môn học nguyên lý kế toán.
2. Học nguyên lý kế toán.
Để tiến hành học nguyên lý kế toán thật tốt; trước hết chúng ta nên tìm hiểu phương pháp học tốt nguyên lý kế toán; – hiểu rõ và nắm bắt được những tính chất cơ bản của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; từ đó chúng ta mới đưa ra các phương án giải quyết hợp lý nhất. Tại sao chúng ta lại phải tìm hiểu và nắm bắt tính chất của nghiệp vụ thì mới có thể hiểu; học nguyên lý kế toán và áp dụng nguyên lý kế toán vào thực tiễn được tốt hơn. Bởi vì nguyên lý kế toán nó được sử dụng như một quy tắc trong hạch toán kế toán. Quy tắc này có thể được thay đổi hay giữ nguyên dựa vào những thông tư; nghị định; pháp luật hiện hành vào một thời gian nhất định nào đó.
Tại sao nói nguyên lý kế toán chỉ là thước đo về quy tắc hạch toán kế toán?
Nếu chúng ta không nắm được tính chất của nghiệp vụ; thì có giỏi nguyên lý kế toán đến đâu thì chúng ta cũng không thể hoàn thành được công việc.
⊗ Trong nguyên lý kế toán chúng ta được học thì khi tiến hành mua hàng hóa chúng ta sẽ định khoản:
Nợ TK 1561: Giá mua hàng hóa chưa thuế GTGT; (giá chưa bào gồm thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT hàng hóa mua vào
Có TK 111, 112, 331: Tùy vào hình thức thanh toán để sử dụng tài khoản hợp lý.
⇒ Vậy trong nội dung của một hóa đơn mua vào thể hiện các mặt hàng tương ứng như sau: Máy tính xách tay, Xe ỗ tô 4 chỗ; có phải tất cả những mặt hàng được thể hiện trên đây đều được coi là hàng hóa hay là một mặt hàng nào đó có thể là hàng gửi bán; hàng bán bị trả lại, CCDC, TSCĐ.
♦ Tùy theo từng đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp; để chúng ta xác định xem đâu là hóa đơn mua hàng hóa; đâu là hóa đơn mua CCDC, đâu là hóa đơn mua TSCĐ hay mua dịch vụ… qua đó chúng ta mới có thể hình dung và áp dụng những kiến thức đã học trong nguyên lý kế toán; và nắm bắt những kiến thức và nội dung của nguyên lý kế toán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây chính là lý do mà hầu hết các nhân viên kế toán trong tương lai; không biết áp dụng những kiến thức mà mình đã được học vào thực tiễn; là bởi vì chúng ta chỉ được học lý thuyết một cách đơn giản; thụ động.
Học nguyên lý kế toán ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
♣ Ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường; tất cả chúng ta thường không được hướng dẫn cách phân biệt đâu là hàng hóa; đâu là vật tư; đâu là CCDC một cách cụ thể trong một doanh nghiệp mà chỉ được hướng dẫn một cách tổng quát nhất; cơ bản nhất đó là hàng hóa là một mặt hàng được các doanh nghiệp mua đi bán lại; mà không phát sinh các hoạt động sản xuất, chế biến; và tương tự đối với vật tư là một mặt hàng được các doanh nghiệp mua về để phục vụ cho công tác gia công; chế biến sản phẩm v.v…
Và được cụ thể hơn với hàng loạt các bài tập như; Mua 1000 đơn vị vật tư A về nhập kho ( vật tư này là cái gì? không ai biết); Mua 1 TSCĐ có giá trị 100tr thuế VAT bằng 10%; (TSCĐ ở đây là cái gì? Sao lại biết đó là TSCĐ mà không phải là hàng hóa; có phải vì giá trị của nó lớn hơn 10tr hay 30tr). Đó chính là điểm yếu của hầu hết các bạn sinh viên.
3. Học nguyên lý kế toán ở đâu.
Trong quá trình dạy học đối với những khóa học nguyên lý kế toán; họ thường cũng chỉ hướng dẫn lại cho chúng ta cách hạch toán nghiệp vụ theo một đề bài đã được biên soạn sẵn. Trong một số trường hợp khi học viên hỏi em thấy ở công ty bạn em khi bán ô tô lại hạch toán là Nợ TK 156/Nợ TK 133/Có TK 112; nhiều giáo viên chủ quan sẽ trả lời ngay rằng bạn em đã định khoản sai rồi vì đây không phải hàng hóa mà nó là tài sản cố định; trước khi tiến hành bán tài sản cố định thì cần ghi giảm tài sản cố định rồi thực hiện các bước tiếp theo …
HÃY ĐẾN VỚI KẾ TOÁN ĐÂY RỒI
Hoàn toàn hướng dẫn thực tế, không nằm trong sách vỡ hay giáo trình ở ghế nhà trường
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
?SINH VIÊN ?khoa Kế toán-Kiểm toán; ?Kế toán doanh nghiệp; ?Tài chính ngân hàng.
?Người muốn tăng sự hiểu biết, biết hạch toán là như thế nào;
?Đã từng đi làm kế toán, nhưng đã lâu quá không nhớ;
?Củng cố nghiệp vụ cho chắc trong khi đi làm mà ít có thời gian hạch toán những nghiệp vụ mà mình không phụ trách;
?Muốn trở thành chuyên viên trong nghiệp vụ của tất cả các loại hình doanh nghiệp: Thương ại; Dịch vụ; Sản xuất;
PHƯƠNG THỨC THAM GIA KHÓA HỌC
Khóa học Nguyên lý 4 buổi, các bạn sẽ nắm được phương pháp định khoản tất cả các nghiệp vụ phát sinh.
Học trực tiếp trên Google Meet, bên cạnh đó chúng ta có thể trao đổi trực tiếp, đồng thời sẽ quay lại bài giảng và sẽ để trong group kín Facebook (chỉ có các bạn tham gia mới xem được).
Học phí là: 299.000
Bạn nào muốn đăng ký thì làm theo hướng dẫn
Hình thức là chuyển khoản, sau khi chuyển khoản xong, các bạn chụp lại biên lai giao dịch thành công, sau đó gửi trên Zalo, bạn sẽ được add vào group nhóm kín Facebook
THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN
Số TK: 0600 5479 4641
Người thụ hưởng: Đặng Nguyễn Nhật Thảo
Ngân hàng: Sacombank
Chi nhánh: TP. HCM
Nội dung chuyển khoản: Tên + số điện thoại
Ví dụ: Nguyen Van A 0908155461