Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, một số loại hình bảo lãnh của các ngân hàng thương mại như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh bảo hành,… thường xuyên xảy ra đã góp phần cho việc thực hiện thành công trong quan hệ hợp đồng. Ngân hàng với tư cách là người bảo lãnh cho nhà thầu một khoản tiền theo qui định, cam kết với chủ đầu tư về việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu.
Nếu nhà thầu vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại trong quá trình xây dựng thì ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền cho chủ đầu tư với số tiền đã bảo lãnh.
Ví dụ: ông ty A tham dự cuộc đấu thầu xây dựng công trình B. Để đảm bảo công ty A không bỏ cuộc sau khi đã trúng thầu, tổ chức tín dụng C cấp một chứng thư bảo lãnh dự thầu cho công ty A trong đó cam kết A sẽ thực hiện công trình sau khi trúng thầu. Nếu A không thực hiện thì tổ chức tín dụng bảo lãnh sẽ trả toàn bộ chi phí cho bên tổ chức đấu thầu.
Phân loại theo hình thức sử dụng:
I. Bảo lãnh vô điều kiện (Unconditional Guarantee); Còn được gọi là bảo lãnh theo yêu cầu (Demand Guarantee)
Đây là loại bảo lãnh trong đó việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay sau khi ngân hàng nhận được yêu cầu đầu tiên của người thụ hưởng và xem đó là một lệnh thanh toán không đòi hỏi phải có chứng từ kèm theo.
Loại bảo lãnh này có tính độc lập cao nhất với các giao dịch khác kể cả hợp đồng cơ sở mà theo đó nó được phát hành. Người bảo lãnh không được viện dẫn bất cứ lý do gì để từ chối thanh toán.
Loại bảo lãnh này được sử dụng rất phổ biến vì sự thuận tiện và lợi thế cho phía người hưởng và phù hợp với tập quán, thông lệ giao dịch của ngân hàng thương mại trên thế giới. Tuy nhiên mặt trái của nó là việc đòi bồi thường mang tính chủ quan, nên có thể xảy ra gian lận thậm chí lừa đảo nếu người thụ hưởng là đối tác không trung thực.
II. Bảo lãnh có điều kiện ( Conditional guarantee):
Đây là loại bảo lãnh mà người thụ hưởng, nếu muốn được trả tiền phải xuất trình chứng từ của phía thứ ba hoặc của Toà án để chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của đối tác.
Loại bảo lãnh này gây ra sự chậm chễ trong thanh toán trả bồi thường cho người thụ hưởng. Các ngân hàng cũng ngần ngại trong việc phát hành những bảo lãnh này vì họ có thể dây vào những tranh chấp phát sinh giữa cá bên trong quan hệ hợp đồng. Với các điều kiện chứng từ như trên, về bản chất bảo lãnh có điều kiện rất tương đồng với nghiệp vụ bảo hiểm.
Do kém linh hoạt và không hợp với thông lệ giao dịch ngân hàng nên bảo lãnh có điều kiện ít được sử dụng trong nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Vì vậy với nhiều nước bảo lãnh này do các công ty bảo hiểm phát hành như ở Mỹ và Canada.
Hiện nay, bảo lãnh có điều kiện chỉ được sử dụng nhiều ở khu Trung Đông, Bắc Phi mà ít được sử dụng ở châu Âu. Một số các nước khác chấp nhận dạng bảo lãnh pha trộn của hai dạng trên miễn là các bên yêu cầu và ngân hàng đồng ý phát hành.
Phân loại theo mục đích sử dụng
A. Bảo lãnh trực tiếp (Direct guarantee):
Là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán không huỷ ngang trực tiếp với người thụ hưởng không qua ngân hàng trung gian.
Loại bảo lãnh này chịu sự chi phối của luật trong nước và khi hết hạn có thể trực tiếp tất toán với người bảo lãnh mà không cần hoàn trả thư bảo lãnh. Ưu điểm của loại bảo lãnh này là người được bảo lãnh không phải mất thêm phí hoa hồng cho ngân hàng đại lý nước ngoài.
B. Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee):
Là loại bảo lãnh mà ngân hàng uỷ nhiệm một ngân hàng thứ hai ở nước người thụ hưởng hoặc một ngân hàng trung gian khác mở tiếp bảo lãnh. Bảo lãnh này có lợi cho người thụ hưởng do họ được thuận tiện hơn trong giao dịch hoặc đòi tiền sau này. Trong quan hệ này ngân hàng thứ nhất là ngân hàng chỉ dẫn, ngân hàng thứ hai là ngân hàng phát hành.
Cần lưu ý rằng chỉ ngân hàng thứ hai phát hành thư bảo lãnh trong khi ngân hàng thứ nhất chỉ hành động như ngân hàng chỉ dẫn và ngân hàng này không có bất cứ một quan hệ hợp đồng nào với người thụ hưởng. Người thụ hưởng không đòi tiền từ ngân hàng thứ nhất. Mối quan hệ giữa ngân hàng thứ nhất với ngân hàng thứ hai gần giống mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành trong trường hợp bảo lãnh trực tiếp.
Nghĩa vụ đền bù cho ngân hàng phát hành thường được quy định trong thư bảo lãnh đối ứng mà ngân hàng thứ nhất phát hành cho ngân hàng thứ hai được thụ hưởng. Theo đó, nếu ngân hàng phát hành phải trả tiền cho người được thụ hưởng theo đúng các điều khoản của thư bảo lãnh. Ngân hàng phát hành sẽ được ngân hàng chỉ dẫn bồi hoàn và ngân hàng chỉ dẫn sẽ đòi người được bảo lãnh.
Theo đề nghị của nhà xuất khẩu ngân hàng cam kết với người nhập khẩu bù đắp những thiệt hại phát sinh trong phương thức thanh toán nhờ thu do việc xuất trình chứng từ không phù hợp với những điều khoản của hợp đồng mua bán hoặc số lượng chứng từ thiếu không được gửi tiếp theo.
5. Bảo lãnh hối phiếu( Draft Guarantee):
Đây là cam kết của ngân hàng trả tiền cho bên thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn trả tiền mà bên được bảo lãnh không thực hiện đúng các trách nhiệm tài chính như đã quy định. Với hình thức bảo lãnh này phải ghi rõ nội dung và kèm theo chữ ký của đại diện bên đứng ra bảo lãnh. Ngân hàng chịu trách nhiệm đến mức như trách nhiệm của người được bảo lãnh đối với bên thụ hưởng trừ khi ngân hàng đã quy định trên hối phiếu.
6. Bảo lãnh phát hành chứng khoán (Underwriting Guarantee):
Là việc ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho việc phát hành cổ phiếu của một công ty thường chưa có uy tín, tiếng tăm trên thị trường. Với loại bảo lãnh này trách nhiệm của ngân hàng là phải thanh toán đủ mệnh giá ….