Kế Toán Ngành Vàng Bạc Đá Quý

Ban đầu các bạn cần xác định Vàng là đối tượng hàng hóa với doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý thì VBĐQ chính là một loại hàng hóa và chính vì thế chúng ta hạch toán vào TK 156

XEM VIDEO TẠI ĐÂY

Vấn đế 1: Cách hạch toán ngành vàng bạc đá quý

→ Bước 1: Khi mua vàng vào thường là đối tượng cá nhân mua bán trao đổi nên mua vào lập bảng kê mua vào hàng ngày khi phát sinh giao dịch mua bán.

  • Nợ TK 1561 / Có TK 111,331
  • Và bạn cần chuẩn bị, Phiếu chi tiền, Bảng kê, Phiếu nhập kho

→ Bước 2: Khi bạn bán vàng ra ghi nhận doanh thu và giá vốn bình thường

  • Hạch toán Doanh thu
  • Nợ TK 111,131 / Có TK 511
  • Phiếu thu tiền, công nợ
  • Phiếu xuất kho
  • Hóa đơn xuất ra
  • Cuối ngày lập bảng kê kèm theo hóa đơn xuất bán khách lẻ này
  • Hạch toán Giá vốn:
  • Nợ TK 632 / Có TK 156
  • Phiếu xuất kho
  • Các bạn có thể xuất theo 3 phương pháp đăng ký như sau: Fifo, Thực tế đích danh, Bình quân gia quyền

→ Bước 3: Tập hợp chi phí

Chi phí điện nước, văn phòng phẩm, thuê mặt bằng, công cụ dụng cụ, TSCĐ, cân, máy đo tuổi vàng, sáp, chổi, kệ tủ trưng bày….. hạch toán bình thường do thuộc đối tượng kinh doanh đặc biệt nên đầu vào không được khấu trừ mà hạch toán thẳng vào chi phí.

  • Các bạn hạch toán Nợ TK 153,242,211,6422…/ Có TK 111,331

→ Bước 4: Tiền lương KT, văn phòng, bán hàng thì hạch toán vào chi phí quản lý.

  • Nợ Tk 642* / Có TK 3341
  • Nợ TK 3341 / Có TK 1111
  • Phiếu chi tiền
  • Bảng lương, Chấm công
  • Hợp đồng lao động có đăng ký MST
  • Quyết toán thuế TNCN năm

→ Bước 5: Về công cụ dụng cụ trưng bày kệ kính,.máy tính đồ văn phòng v..v

  • Nợ TK 153 / Có TK 111,331
  • Nợ TK 242 / Có TK 153
  • Nợ TK 6421,6422 / Có TK 242
  • Hóa đơn đầu vào
  • Phiếu chi tiền
  • Lập bảng phân bổ

→ Bước 6: Cuối hàng quý, năm chúng ta xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212 và ở đây tôi sẽ chia nhỏ từng bước để giúp các bạn hình dung dễ dơn

  • Bước 6.1:  Chúng ta KC Doanh thu :
  • Nợ TK 511 / Có TK 521,531,532,33311
  • Nợ TK 511,515,711 / Có TK 911
  • Bước 6.2:  Tiếp là xác định Chi phí trong tháng :
  • Nợ TK 911 / có TK 632,641,642,635,811
  • Bước 6.3:  Xác định lãi lỗ tháng:
  • TH1 Lãi: Nợ TK 911 / có TK 4212
  • TH2 Lỗ: Nợ TK 4212 / có TK 911

→ Bước 7: Cuối các quý, năm kế toán thương mại xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:

  • Nợ TK 8211 / Có TK 3334
  • Sau đó các bạn kết chuyển:Nợ TK 911 / Có TK 8211
  • Cuối cùng là Nộp thuế TNDN:Nợ TK 3334 / Có TK1111,112

Vấn đế 2: Mẫu hoá đơn, thuế suất, tờ khai

Căn cứ theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

  • Thuế GTGT Kê khai theo Phụ lục 03/GTGT
  • Áp dụng thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu
  • Hóa đơn áp dụng: Mẫu số 02GTTT3/001

Người mua không lấy hóa đơn thì lập bảng kê bán hàng, cuối ngày xuất 01 hóa đơn tổng tiền hàng đã bán trong ngày.

Người mua không lấy hóa đơn thì vẫn xuất ra như bình thường và kê khai thuế đầy đủ để nguyên tại cuống không xé ra.

  • Căn cứ theo khoản 14 Điều 1 Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 123/2008/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2012)
  • Và khoản c Điều 13 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngay 27/12/2011 của Chính phủ và Tại khoản 2, Điều 13 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định việc xác định thuế GTGT
  • Tại Tiết a Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
  • Và Khoản 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Căn cứ vào những quy định trên.

Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng: Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.”

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.

Vấn đế 3: Công thức tính thuế GTGT đối với kinh doanh VBĐQ

  • Thuế GTGT: (Doanh thu – Giá vốn ) x 10%
  • Nợ TK 511 / Có TK 33311
  • Khi nộp thuế : Nợ TK 33311 / Có TK 111,112

Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.

Công thức tính thuế GTGT

Số thuế GTGT phải nộp = Gía trị gia tăng X Thuế suất thuế GTGT

Gía trị gia tăng            = Gía trị thanh toán bán ra – Gía trị thanh toán                                                                                         mua vào

Trong đó:

–  Thuế suất thuế GTGT cho hoạt động mua, bán, chế tác VBĐQ là: 10%

– Giá thanh toán của VBĐQ bán ra tương ứng là: giá thực tế bán ra ghi trên hóa đơn VBĐQ bao gồm:

– Tiền công chế tác (nếu có)

– Thuế GTGT

– Các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng

Ví dụ 1Doanh nghiệp X kinh doanh VBĐQ, trong tháng 03/2020, công ty mua một cây vàng SJC với giá 40.500.000 đồng. Tháng 04/2020, công ty bán ra với giá 40.900.000 đồng.

Thuế GTGT phải nộp là: (40.900.000 – 40.500.000) x 10% = 40.000 đồng

Vấn đề 4: Cách bù trừ GTGT của cơ sở có hoạt động mua bán, chế tác VBĐQ

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý.

Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm.

*** Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.

 

Tin liên quan
EnglishVietnamese